M&A bất động sản vào mùa sôi động

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2018, khoảng 35,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI ) đăng ký đầu tư vào Việt Nam, trong đó riêng vốn đăng ký vào bất động sản đạt trên 6,6 tỷ USD, đứng thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất.

Báo cáo Chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu mới phát hành của JLL cũng cho thấy, Việt Nam đang là một trong những điểm đến được ưa thích cho dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Đông Nam Á, nhờ chủ động cải thiện vấn đề minh bạch trong thị trường bất động sản. Trong đó, dòng vốn hiện thực hóa các giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) ngày càng lớn.

ma bat dong san vao mua soi dong 179

Nhiều thương vụ “khủng”

Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2018 đã chứng kiến một loạt các thương vụ M&A lớn, mở đầu là việc “ông lớn” Nomura Real Development mua lại 24% cổ phần của Sun Wah – tòa nhà văn phòng hạng A thuộc khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh.

Trong phân khúc nhà ở thương mại, một đại gia bất động sản khác là Frasers Property đã công bố việc ký kết hợp đồng mua cổ phần điều kiện với Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái, để mua lại 75% vốn phát hành của Công ty CP Bất động sản Phú An Khang (PAK,) và Công ty CP Bất động sản Phú An Điền (PAD). Dự kiến, PAK và PAD sẽ đảm nhận việc phát triển các dự án dân cư kiêm thương mại tại Quận 2 và quận Thủ Đức của TP. Hồ Chí Minh.

Trong số những giao dịch đáng chú ý còn có việc Keppel Land thoái vốn cổ phần trong dự án phát triển bởi Công ty CP Quốc Lộc Phát tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội, ở phân khúc nhà ở, tháng 3/2018, CapitaLand cũng đã công bố mua lại khu đất 0,9ha tại quận Tây Hồ, Hà Nội có giá trị khoảng 685 tỷ đồng. Không lâu sau đó, trong quý III/2018, đại gia này tiếp tục thâu tóm khu đất rộng 6ha tại phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP. Hồ Chí Minh có giá trị 1.380 tỷ đồng. Dự án này sẽ cung cấp cho thị trường hơn 100 đơn vị nhà ở, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc bộ phận thị trường vốn tại JLL Việt Nam nhận định, những chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ, những tín hiệu lạc quan của kinh tế trong nước… đã tạo động lực khiến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

Việc Việt Nam đã và đang chủ động cải thiện vấn đề minh bạch trong thị trường bất động sản cũng là một trong những yếu tố khiến “sân chơi” này thu hút nhiều doanh nghiệp ngoại.

Khối nội đang dẫn dắt

Dù diễn biến thị trường cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm và ngày càng rót tiền nhiều vào thị trường bất động sản Việt Nam nhưng theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh, chính các doanh nghiệp nội mới là những nhân tố “dẫn dắt” cuộc chơi.

Sau một loạt các thương vụ “thâu tóm” ấn tượng của một số doanh nghiệp nội trong phân khúc bất động sản cao cấp tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, có thể thấy cuộc chơi M&A đã không còn là sân chơi của riêng doanh nghiệp ngoại.

 

Rate this post
Bài viết liên quan

    Đăng ký nhận thông tin chi tiết dự án

    Bảng giá bán, hợp đồng mua bán, chính sách cho vay vốn, chương trình khuyến mại mới nhất.


    Quý khách điền đầy đủ thông tin để nhận được thông tin dự án chính xác nhất

     

    Gọi để được tư vấn